Phòng CTSV - Tham mưu cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên; thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật sinh viên; tư vấn cho sinh viên về học tập và các lĩnh vực liên quan; quản lý sinh viên nội, ngoại trú của Trường.

PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

Kĩ_năng_phỏng_vấn_xin_việc_công_ty_ Nhật Bản

Kĩ_năng_phỏng_vấn_xin_việc_công_ty_ Nhật Bản

1. 自己紹介。

(GIỚI_THIỆU_VỀ_BẢN_THÂN_TIẾNG_NHẬT)

Đây tưởng chừng như là câu hỏi đơn giản, nhưng cực kì quan trọng.

Bạn cần tự tin giới thiệu một cách ngắn gọn, rõ ràng những thông tin cần thiết của bản thân như:

- Tên

- Tuổi

- Tốt nghiệp trường ĐH nào? Chuyên ngành gì

- Công việc gần đây nhất

- Định hướng tương lai

Mọi thông tin trên chỉ nên gói gọn trong vòng 1 phút, tránh kể lể giông dài. Cũng chính nhờ câu hỏi này mà nhà tuyển dụng biết được tính cách, năng lực của bạn và tiếp tục đưa ra những câu hỏi tiếp theo.

 

2. どうして以前の会社を辞めた?

(TẠI SAO BẠN LẠI NGHỈ VIỆC Ở CÔNG TY CŨ?)

Đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện sự chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong công việc. Bạn nên tránh trả lời: việc làm cũ nhàm chán; việc làm nhiều áp lực hoặc việc quá vất vả; sếp khó tính…

Lời khuyên: Người Nhật đánh giá cao sự trung thành cũng như cố gắng hết mình trong công việc. Bạn hãy trả lời theo hướng tích cực: Tôi muốn tìm một việc làm phù hợp để có thể phát huy hết bản thân; Tôi muốn được trải nghiệm nhiều hơn nữa; Tôi muốn được làm việc tại các công ty Nhật vì tôi muốn học cách làm việc của người Nhật…

 

3. 実務経験はどれくらいあるか

(KINH NGHIỆM LÀM VIỆC)

Đây là câu hỏi mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng chú trọng. Hãy trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ các công việc mà bạn đã từng làm qua. Bắt đầu từ công việc gần đây nhất với:

- Tên công ty

- Vị trí

- Nội dung công việc bạn đã làm

- Làm trong thời gian bao lâu

 

4.リーダーになったことある?なったことある場合は、どういうリーダーだったか・大事にしてたことは?

(BẠN ĐÃ TỪNG LÀM LEADER CHƯA?/NẾU CÓ THÌ TRONG SỰ KIỆN NÀO?)

Với câu hỏi về kinh nghiệm và kĩ năng làm việc, nếu bạn đã từng phụ trách những công việc ở vị trí lãnh đạo sẽ là điểm cộng cho bạn. Đó có thể là một bài thuyết trình ở trường, một dự án nhỏ tại công ty,… Hãy kể lại cách bạn phân chia công việc cho từng thành viên, quản lý tiến độ, hiệu quả công việc. Nếu thất bại, bạn đã rút ra được bài học gì!

Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng làm leader thì cũng không có vấn đề gì. Nhưng hãy thể hiện tinh thần muốn trở thành một người lãnh đạo trong tương lai.

 

5. 志望動機(どうして___会社で働きたいのか)(TẠI SAO BẠN MUỐN LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CHÚNG TÔI?

Hãy thể hiện mình đang là người rất cần tìm việc làm và đã tìm hiểu kỹ về công việc mà công ty đang tuyển dụng. Hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và mối liên quan giữa ngành nghề của công ty và chuyên môn của bạn.

 

6. これからの目標は?(MỤC TIÊU TRONG TƯƠNG LAI)

Miêu tả rõ ràng về mục tiêu của bạn. Trước hết là mục tiêu bạn muốn đạt được trong công ty, sau đó có thể là mục tiêu trong cuộc sống ở tương lai gần, xa.

Đừng bao giờ trả lời mập mờ với câu hỏi này, vì bạn sẽ bị đánh giá là không có khả năng làm chủ được cuộc đời của mình. Một cá nhân không độc lập vậy thì đồng nghĩa với không quyết đoán trong công việc.

 

7. 自分で思う自分の長所・短所は?/ 周りの人からどんな人だと言われるか?(ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA BẠN?/ MỌI NGƯỜI XUNG QUANH NHẬN XÉT GÌ VỀ BẠN?)

Chân thật, tích cực và ngắn gọn là cách trả lời an toàn cho câu hỏi này.

Ví dụ: Tôi có tật nói lắp. Nhưng tôi đã cố gắng luyện tập nói trước gương, đọc tài liệu trôi chảy và điều tiết tốc độ khi nói. So với 2 năm trước, tôi đã cải thiện được 70%.

--> Điểm yếu đã được nhìn nhận bằng thái độ tích cực. Và nhà tuyển dụng không có lý do gì để đánh giá thấp bạn cả!

 

8. 希望給料/Gross給与とNet給与の違いってわかる?(MỨC LƯƠNG MONG MUỐN/ PHÂN BIỆT LƯƠNG GROSS VÀ LƯƠNG NET)

Đây có lẽ là câu hỏi khó trả lời với nhiều ứng viên khi tìm việc làm. Bởi lẽ đó cũng là 1 phần quyết định khiến bạn có được nhà tuyển dụng đồng ý hay không. Hầu hết các công ty Nhật đều có một mức lương sàn cho những người mới vào. Nên bạn nên chú ý đừng đòi hỏi quá cao. Nếu tuyển dụng với vị trí quản lí hoặc cao hơn, thì tùy vào tính chất công việc và cân đo với mức lương gần đây nhất để đưa ra đề nghị hợp lý.

**Phân biệt lương Gross và Net:

Lương Gross là tiền lương bao gồm tiền phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân. Khi nhận lương, bạn phải trích lại vài % theo luật Lao động để đóng cho các khoản này.

Lương net = [ lương Gross - (phí bảo hiểm y tế + phí bảo hiểm xã hội + thuế)]

 

9. 何か質問ありますか?

(BẠN CÓ CÂU HỎI GÌ KHÔNG?)

Đưa ra câu hỏi cho phía nhà tuyển dụng cũng là một cách để họ đánh giá mức độ quan tâm và sự nghiêm túc của bạn dành cho công việc. Nhất thiết phải chuẩn bị một đến hai câu hỏi. Ví dụ:

- Đây là một vị trí mới hay là tuyển người cho một vị trí cũ? Nếu là một vị trí cũ, lý do vì sao họ lại nghỉ việc?

- Điều gì là quan trọng để một người có thể thành công ở vị trí này? Thử thách lớn nhất phải đối mặt hàng ngày khi làm việc ở vị trí này là gì?

- Tôi muốn biết hướng phát triển của vị trí này trong tương lai.

(Nguồn : internet)

 

 

----------------------------------------------

Thanks & Best regards!

Mr. NGUYỄN ĐỨC HẠNH (E-work Center VMU)

Phó trưởng phòng / Phòng Công tác Sinh viên

Phó Giám đốc TT Đào tạo & Giới thiệu việc làm

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam - VMU

Add: 484, Lachtray St, Haiphong City, Vietnam.

Office: 107A / 1st floor / A1 buiding.

Mobile 1: (+84) 904. 523. 523;

Fax: (+84) 2253. 625. 175;

Email: duchanh@vimaru.edu.vn

https://www.facebook.com/duchanhvmu

Web: http://www.vimaru.edu.vn

http://www.ctsv.vimaru.edu.vn